Đây là sự cổ vũ lớn lao đối với những người làm tin của PGAS. Chúng tôi trân trọng cảm ơn quý bạn đọc, quý khách hàng về tình cảm tin yêu này đối với PGAS.
Với nỗ lực đem đến bạn đọc - người tiêu dùng các kiến thức phân biệt thật/giả, đúng/sai; Ban biên tập website www.pgaspetrolimex.vn xin trân trọng giới thiệu phần 2 cùng chủ đề này để hiểu rõ hơn câu chuyện phức tạp này:
Ruột gas - Không thể không quan tâm
Gas đóng ở trong bình gas, được gọi là “ruột gas” để phân biệt với “vỏ gas” (vỏ bình đựng gas).
Chúng ta mua gas - chính là mua “ruột gas” - chất nằm trong bình, không nhìn được bằng mắt thường.
Ruột gas chính cho giá trị sử dụng thực thụ, tạo năng lượng để nấu nướng bữa cơm gia đình mà chúng ta ngày càng trân trọng.
Ruột gas có sạch, có “bẩn”. Gas sạch đương nhiên là tốt, còn gas “bẩn” thì đương nhiên là bực mình.
Chính vì vậy mà không thể không quan tâm đến ruột gas, bên cạnh việc quan sát vỏ gas kẻo bị nhầm với đội “gas giả”, “gas nhái”.
Gas sạch là gas thuần khiết, tiếng Anh viết là “LPGAS”, là hỗn hợp của Propan (C3H8) và Butan (C4H10) - các sản phẩm ngành lọc hóa dầu. Trong thương mại viết/gọi tắt là C3 và C4.
Ngoài ra, có thể thêm chất tạo mùi để dễ nhận biết khi rò rỉ gas vì bất cứ nguyên nhân gì; từ đó mà khắc phục để việc đun nấu an toàn và thực sự có bữa “cơm dẻo, canh ngọt” cho gia đình.
Hỗn hợp này khí này trong bình được hóa lỏng; chính vì thế mà gas còn được gọi là “khí hóa lỏng” hay “khí dầu mỏ hóa lỏng” với áp suất trong bình 4-7 át-mốt-phe (gấp 4-7 lần áp suất khí quyển, tùy nhiệt độ môi trường).
Gas sạch khi cháy cho ngọn lửa có nhiệt lượng cao và màu xanh “lam” đẹp mắt, rất ổn định.
Phần gas hóa lỏng trong bình sẽ dần bốc hơi hết để cung cấp đến bếp.
Khi gọn lửa bếp gas tự tắt - nghĩa là, phần gas hóa lỏng trong bình đã bốc hơi đến giọt cuối cùng, áp suất pha khí bên trên cũng đã bị giảm còn cao lắm chỉ bằng áp suất khí quyển.
Khi đó, nếu nhấc bình lên thấy nhẹ. Chỉ còn lại đúng trọng lượng vỏ bình (1).
Gas bẩn là gas không sạch; nghĩa là, trong bình gas có lẫn tỷ lệ đáng kể chất khó bay hơi hoặc chất không bay hơi, trường hợp đơn giản có cả nước lã thông thường.
Sở dĩ có hiện tượng này là do người bán loại gas này nhằm thu lợi bất chính của khách hàng - của người tiêu dùng, nên cho trà trộn vào.
Chính vì thế mà có các hiện tượng sang chiết trái phép (đã nhiều vụ gây cháy nổ) mà báo chí vẫn thường đưa tin mỗi ngày để nhắc nhở chúng ta.
Mua phải bình gas “bẩn” thì “lợi bất cập hại”. Trước tiên là tiền sạch mà phải chịu gas bẩn. Bên cạnh đó, sử dụng gas bẩn rất nguy hiểm: khi cháy thải khí độc, muội đen.
Đối với con người, hít thở phải khí gas bẩn các chất này sẽ hấp thụ vào cơ thể qua đường hô hấp làm hỏng hồng cầu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Đối với thức ăn, làm giảm chất lượng bởi mùi khó chịu và khói bám vào.
Đối với thiết bị bếp, nồi xoong tạo muội đen, bẩn thỉu, han gỉ, chóng hỏng.
Đối với môi trường khí này gây ăn mòn thiết bị điện, điện tử, lão hóa nhanh lớp vữa, lớp sơn tường, làm hôi hám quần áo chăn màn,…
Lời khuyên của PGAS
- Hãy sử dụng gas chính hãng, các thương hiệu mà bạn chọn lọc & tin yêu.
- Khi đun nấu hãy quan sát ngọn lửa và để ý xem có mùi lạ, khó chịu không. Nếu ngọn lửa xanh, không có mùi khó chịu (mùi hôi) - nghĩa là gas tốt, đạt chuẩn.
- Không cho phép người khác tự tiện đổi vỏ bình gas sang loại có dấu hiệu khả nghi hoặc thương hiệu không rõ ràng, chẳng hạn: tên xưng một đằng - logo một nẻo, đổi màu bình nào cũng thuyêt minh tốt...
- Khi hết gas (bếp tắt tự nhiên), hãy nhấc bình lên nếu thấy nhẹ - nghĩa là gas đã hết sạch. Nhấc lên mà thấy còn nặng hoặc lắc thấy nước (lỏng) ở trong - chắc chắn đó là gas nhái, gas “bẩn”.
- Khách hàng là người có quyền tối cao trong việc lựa chọn, sử dụng gas của hãng nào. Bạn hãy giành ít nhất một lần đến một cửa hàng của chính một hãng lớn nghe tư vấn. Không ai có quyền áp đặt bạn.
Ghi chú: (1)Trọng lượng vỏ bình gas, theo yêu cầu kiểm định, là số khắc chìm sau chữ T.W, ví dụ: T.W. 13.7 tức là vỏ bình này khi chưa có gas nặng 13,7kg.